Sau khi tiến hành đăng ký kinh doanh và được cấp đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, doanh nghiệp thường phải nộp những loại thuế theo quy định sau:
1. Thuế môn bài:
Mỗi năm nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ, đối với năm đầu tiên còn tuỳ thuộc vào thời điểm thành lập, nếu sau thời điểm 30/06 chỉ phải nộp 1/2 mức thuế theo biểu thuế của năm.
Mức thuế môn bài quy đinh theo khung như sau:
- Bậc 1: 3 triệu (Vốn đăng ký là trên 10 tỉ)
- Bậc 2: 2 triệu (Vốn đăng ký là từ 5 – 10 tỉ)
- Bậc 3: 1.5 triệu (Vốn đăng ký là từ 2 đến 5 tỉ)
- Bậc 4: 1 triệu (Vốn đăng ký là dưới 2 tỉ).
2. Thuế giá trị gia tăng:
Kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng của tháng trước trước ngày 20 của tháng tiếp theo.
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp: Kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm.
- Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm là 25% lợi nhuận
- Ngoài ra tuỳ thuộc vào quá trình hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể phát sinh những loại thuế thác nhau.
5. Thuế thu nhập cá nhân:
- Chủ doanh nghiệp và nhân viên phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của luật Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế thu nhập cá nhân được tính theo phương thức lũy tiến sau khi trừ đi chi phí cho phép đó là giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là người nộp thuế là 4 triệu / tháng (48 triệu/ năm). Đối với người phụ thuộc là 1.6 triệu đồng/ tháng.
6. Thuế xuất nhập khẩu:
- Nếu doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Thuế xuất nhập khẩu được tính tùy thuộc vào các mặt hàng xuất nhập khẩu.
7. Thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến những hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế tiêu thụ đặc biết được đánh vào những mặt hàng hoặc dịch vụ đặc biệt như thuốc lá, rượu, ô tô.
8. Thuế sử dụng đất:
- Nếu doanh nghiệp có sử dụng hoặc kinh doanh nhà đất thì phải nộp thuế sử dụng đất.
Nguồn: Những loại thuế doanh nghiệp cần quan tâm sau thành lập
|