Tư vấn
(08) 3947 0247
(08) 3987 1787
(08) 3589 9120

Hỗ trợ
KD: Ms. Tình
Kinh doanh
dami1080
Kỹ thuật

Tin tức thuế

Ngày 22/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Đây là Nghị định hướng dẫn Luật hết sức quan trọng, có tác động đến nhiều đối tượng. Tạp chí Tài chính số 8/2013 đã đăng kỳ 1 bài phân tích, bình luận “Nghị định số 83/2013/NĐ-CP: Những quy định mới cần quan tâm”, để độc giả có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, chính xác về những hướng dẫn Luật mới này, Tạp chí Tài chính giới thiệu kỳ 2 bài viết này…

 

 

Thời hạn nộp và gia hạn hồ sơ khai thuế

Luật Quản lý thuế số 78/QH-2006 (điều 32 và 33), được bổ sung tại Luật số 21/QH-2012 (khoản 9 và 10 của điều 1) đã quy định rõ thời hạn khai thuế đối với từng loại kỳ hạn khai thuế gồm khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm và khai theo từng lần phát sinh. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định về nội dung cần khai, từng loại hồ sơ cần khai đối với từng loại thuế, từng khoản thu và những trường hợp đặc thù tại 15 điều (từ điều 9 đến điều 23) nhưng không nhắc lại thời hạn khai. Ngoài ra, các luật về chính sách thuế cũng có những quy định về thời hạn kê khai như thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN), thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN), thuế tài nguyên... Do đó, cần hết sức chú ý về một số điểm sau đây:

Một là, đối với những loại thuế khai nộp theo tháng thì thời hạn nộp tờ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo của tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Đó là trong những trường hợp sau: (i) Khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) của doanh nghiệp (DN) có doanh thu năm 2012 trên 20 tỷ đồng; (ii) Khai thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của các cơ sở kinh doanh trong nước; (iii) Khai thuế tài nguyên của các cơ sở trực tiếp khai thác; (iv) Khai thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế BVMT; (vi) Khai thuế TNCN của những cơ sở có số thuế khấu trừ hàng tháng theo từng loại tờ khai từ 50 triệu đồng trở lên; (vi) Khai nộp phí, lệ phí, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (NSNN) (trừ lệ phí trước bạ); và (viii) Khai nộp thuế nhà thầu nước ngoài đối với những trường hợp người nộp thuế (NNT) đã đăng ký với cơ quan thuế việc nộp theo tháng thay vì nộp theo từng lần phát sinh.

Hai là, đối với trường hợp khai nộp thuế theo quý thì thời hạn chậm nhất phải nộp tờ khai thuế ngày thứ 30 của tháng đầu quý tiếp theo của quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Bao gồm các trường hợp: (i) Khai thuế GTGT của các tổ chức có mức doanh thu năm 2012 đến 20 tỷ đồng; (ii) Khai thuế TNDN tạm tính hàng quý, thuế TNDN của các đơn vị sự nghiệp; (iii) Khai thuế TNCN của các cơ sở có số thuế khấu trừ hàng tháng dưới 50 triệu đồng.

Trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế vẫn phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp; người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp đã cam kết.

 

Ba là, khai thuế theo năm bao gồm 2 trường hợp: (i) Khai và nộp mỗi năm 01 lần trong thời gian chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch tiếp theo năm phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại: thuế SDĐNN, thuế SDĐPNN, tiền thuê đất, thuê mặt nước theo hình thức trả tiền hàng năm, khai thuế môn bài trong trường hợp có thay đổi bậc và mức thuế môn bài (do thay đổi vốn điều lệ của DN hoặc thu nhập của cá nhân kinh doanh); và (ii) Khai quyết toán năm trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Bốn là, khai thuế theo từng lần phát sinh thì thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Thuộc loại này gồm có các trường hợp khai thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, thừa kế, quà tặng, chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú, cá nhân có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), cho thuê nhà có nhu cầu được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ; khai thuế tài nguyên đối với trường hợp người thu mua tài nguyên nộp thuế thay cho người khai thác, tổ chức được giao bán tài nguyên bị bắt giữ. Đối với lệ phí trước bạ, tuy thuộc diện khai nộp thuế từng lần nhưng NNT chỉ phải nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Tất cả các loại thuế phát sinh tại khâu nhập khẩu cũng thực hiện khai 1 lần trên Tờ khai hải quan theo mẫu quy định trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế xuất nhập khẩu (XNK). Đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức lại DN thì thời hạn chậm nhất phải nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 45 kể từ ngày chấm dứt.

Về việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế: Theo Luật Quản lý thuế thì việc gia hạn chỉ áp dụng trong các trường hợp NNT không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do các nguyên nhân bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày đối với hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế tạm tính, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; không quá 60 ngày đối với hồ sơ khai quyết toán thuế, kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế”. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện

Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hoặc chấp hành các quyết định thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, NNT có quyền được bảo lưu ý kiến trong các biên bản làm việc, được quyền khiếu nại hành chính hoặc khởi kiện ra toàn án. Do đã có các văn bản pháp luật chuyên ngành về thanh tra, kiểm toán, khiếu nại, tố cáo (trong đó có các quy định rất cụ thể về nội dung, quy trình thủ tục và thời hạn thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân), cho nên Luật Quản lý thuế chỉ có quy định mang tính viện dẫn về các nội dung này. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong thời gian NNT thực hiện quyền khiếu nại hoặc khởi kiện, trong đó, cần đặc biệt chú ý một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, trong thời gian NNT có văn bản khiếu nại hoặc khởi kiện và cơ quan có thẩm quyền đang xem xét giải quyết khiếu nại, khởi kiện về số thuế do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định (tại biên bản hoặc văn bản do cơ quan thuế ban hành thì NNT vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đó và tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) theo quy định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế thì tạm thời chưa phải nộp tiền thuế, tiền phạt.

Thứ hai, sau khi đã có văn bản giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án và xác định số thuế đã nộp lớn hơn số thuế xác định theo kết quả thì NNT được hoàn trả theo tuần tự: được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo của loại thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (cùng loại) hoặc được hoàn trả số thuế tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và tiền lãi tính trên số thuế nộp thừa.

Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

Về nguyên tắc, nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân đã được quy định rõ trong Hiến pháp và các văn bản luật về thuế và quản lý thuế. Bởi vậy, việc xoá nợ tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp được quy định rất chặt chẽ, hạn chế với các điều kiện là: (i) Khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; và (ii) Cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định nhưng không thể thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Với các điều kiện trên, việc xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chỉ áp dụng đối với 02 trường hợp: (i) DN bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản và không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; (ii) NNT là cá nhân được pháp luật coi như đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự và không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. Khi được xem xét xoá nợ gốc thì cũng đồng thời được xóa khoản tiền chậm nộp của khoản nợ gốc đó. Phạm vi tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xóa nợ bao gồm tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật. Riêng việc xóa nợ đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê đất được thực hiện theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Ấn định số thuế và từng yếu tố liên quan

Nội dung cụ thể về việc ấn định thuế, ấn định từng yếu tố liên quan cũng như các căn cứ của việc ấn định được quy định trong các điều 33, 34 và 35 của Nghị định số 83/2013/NĐ-CP với các điểm cần chú ý dưới đây:

Một là, với trường hợp SXKD trong khâu nội địa, NNT theo phương pháp kê khai sẽ bị cơ quan thuế ấn định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp: (i) Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 22 Luật Quản lý thuế; (ii) Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định; (iii) Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; (iv) Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của NNT; (v) Qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà có căn cứ chứng minh NNT hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp; (vi) NNT có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế; (vii) NNT tuy đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.

Hai là, việc ấn định thuế qua kiểm tra, thanh tra phát hiện có sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ không đầy đủ hoặc kê khai, tính thuế không đúng với thực tế thì cơ quan thuế thực hiện ấn định tỷ lệ GTGT tính trên doanh thu và tỷ lệ thu nhập tính trên doanh thu theo quy định của pháp luật để tính ra số tiền thuế.

Ba là, cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế đối với hàng hóa XNK trong các trường hợp: (i) Khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; (ii) NNT từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định về việc cung cấp các tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan để xác định số thuế phải nộp; không chứng minh hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan; (iii) Cơ quan hải quan có đủ cơ sở chứng minh việc khai báo trị giá hải quan của NNT không đúng với trị giá giao dịch thực tế; (iv) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp; (v) Các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.

Bốn là, đối với việc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp thì thực hiện trong các trường hợp: (i) Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, cơ quan quản lý thuế có căn cứ cho rằng NNT khai chưa đủ hoặc chưa đúng các yếu tố làm cơ sở xác định số thuế phải nộp, đã yêu cầu NNT khai bổ sung nhưng họ không khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế; (ii) Qua kiểm tra sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, cơ quan quản lý thuế có cơ sở chứng minh NNT hạch toán không đúng, không trung thực các yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; (iii) NNT hạch toán giá bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với giá thực tế thanh toán làm giảm doanh thu tính thuế hoặc hạch toán giá mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh không theo giá thực tế thanh toán phù hợp thị trường làm tăng chi phí, tăng thuế GTGT được khấu trừ, giảm nghĩa vụ thuế phải nộp; (iv) NNT không giải trình hoặc không chứng minh được tính trung thực, chính xác về các nội dung liên quan đến việc xác định số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá tính thuế, mã số, mức thuế suất hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn của hàng hóa XNK; (v) NNT nộp hồ sơ khai thuế nhưng không xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế hoặc có xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.

Trường hợp người nộp thuế vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay cho người nộp thuế, bao gồm tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày được nộp dần và tiền chậm nộp theo mức 0,07% trên ngày tính trên số tiền chậm nộp kể từ thời điểm vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ.

 

Năm là, việc ấn định thuế nhất thiết phải dựa vào các thông tin từ các nguồn theo quy định của pháp luật. Thứ nhất, cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế thu thập từ: Hồ sơ khai thuế, số thuế đã nộp của các kỳ, lần khai thuế trước; Thông tin về các giao dịch kinh tế giữa NNT với tổ chức, cá nhân có liên quan; Thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp; và Thông tin khác do cơ quan quản lý thuế thu thập được. Thứ hai, phải có các thông tin về: (i) NNT kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương. Nếu tại địa phương không có thông tin thì lấy thông tin về mặt hàng, ngành nghề, quy mô của người nộp thuế tại địa phương khác; (ii) Số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng của NNT thì lấy số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, mặt hàng tại địa phương khác; (iii) phải dựa vào tài liệu, kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

Điều kiện áp dụng quy định ân hạn nộp thuế XNK

Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định cụ thể các điều kiện được áp dụng thời gian ân hạn nộp thuế 275 ngày đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Theo đó, NNT phải đáp ứng đủ 05 (năm) điều kiện là: (i) Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam với mục đích để xuất khẩu; (ii) Có hoạt động XNK trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; đồng thời, trong thời gian 02 năm trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nhập khẩu (NK) này NNT không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thương mại; (iii) NNT không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa XNK tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; (iv) NNT không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực kế toán trong 2 năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trở về trước; và (v) NNT thực hiện thanh toán qua ngân hàng hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Nộp dần tiền thuế nợ

Đây là quy định mới của Luật số 21/QH-2012 nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho NNT thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đang có khó khăn về dòng tiền mà không thể nộp một lần số thuế bị cưỡng chế hành chính. Thời hạn tối đa được nộp dần tiền thuế nợ là không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. NNT phải có văn bản đề nghị nộp dần, có cam kết tiến độ thực hiện nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp vào NSNN (chia đều số tiền nợ để nộp dần theo tháng) và có bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số thuế này theo quy định của pháp luật. Đối với NNT đang có hàng hóa XNK thì ngoài các điều kiện trên, phải nộp đủ số tiền thuế của lô hàng đang làm thủ tục hải quan trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

Lưu ý rằng, trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, NNT vẫn phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày trên số tiền thuế chậm nộp; NNT có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp đã cam kết. Trường hợp người nộp thuế vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay cho NNT, bao gồm tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày được nộp dần và tiền chậm nộp theo mức 0,07% trên ngày tính trên số tiền chậm nộp kể từ thời điểm vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ.

Công khai thông tin về người nộp thuế

Theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của NNT trong các trường hợp:

Một là, NNT có hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, làm mất hóa đơn, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, không nộp tiền thuế đúng thời hạn sau khi cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế thu nợ thuế.

Hai là, NNT có hành vi vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác.

Ba là, NNT từ chối không cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan quản lý thuế; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Bốn là, NNT có hành vi chống đối, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ...

Bài viết cũ hơn :
phan mem ke toan, chu ky so, phan mem tu in hoa don, phan mem tu in hoa don, bang gia, bang bao gia, phan mem ke toan dami, phan mem ke toan simsoft, cong ty phan mem, cong ty phan mem ke toan, phan mem ke toan doanh nghiep